Lợi ích của việc sử dụng thuốc chống trầm cảm thường không đáng kể so với những tác hại mà nó mang lại cho người bệnh. Chính vì thế, hiện nay liệu pháp trị liệu tâm lý đang dần chiếm ưu thế vì có thể kiểm soát triệu chứng trầm cảm, phục hồi sức khoẻ tinh thần một cách tự nhiên. Tìm hiểu một số tác dụng và tác hại từ thuốc chống trầm cảm mang lại
Thuốc chống trầm cảm là nhóm thuốc thông dụng trong điều trị bệnh trầm cảm và các rối loạn tâm thần thường gặp như rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm. Tác dụng chính của thuốc là cải thiện tâm trạng và giảm một số triệu chứng thể chất có liên quan.
Thuốc chống trầm cảm có vai trò quan trọng trong điều trị các rối loạn cảm xúc như bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực…
Hiện nay, thuốc chống trầm cảm được chia thành các nhóm sau:
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs)
Thuốc điều hòa serotonin (Mirtazapine, Trazodone)
Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin-Norepinephrine (SNRIs)
Thuốc ức chế tái hấp thu Norepinephrine-Dopamine (NDRIs)
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, 4 vòng
Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs)
Trong đó, SSRIs, SNRIs và thuốc điều hòa serotonin được sử dụng phổ biến nhất do ít tác dụng phụ. Nếu lựa chọn ban đầu không mang lại hiệu quả, thuốc chống trầm cảm 3 vòng sẽ được cân nhắc Các nhóm thuốc khác - đặc biệt là MAOIs rất ít khi được chỉ định do nguy cơ cao, tiềm ẩn nhiều tác dụng ngoại ý.
Sử dụng thuốc chống trầm cảm giúp kiểm soát hầu hết các triệu chứng trầm cảm và nhiều rối loạn có liên quan. Nhóm thuốc này có tác dụng khá chậm sau khoảng 8 - 12 tuần sử dụng nhưng đa phần đều có đáp ứng tốt. Ngoài hiệu quả điều trị, dùng thuốc lâu dài còn giúp phòng ngừa tái phát hiệu quả.
Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng trong thời gian dài để phát huy hiệu quả tối đa. Mặc dù có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực… nhưng nhóm thuốc này cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khi sử dụng.
Các tác hại của thuốc chống trầm cảm nên chú ý bao gồm:
Buồn ngủ là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc chống trầm cảm - đặc biệt là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs). Khoảng ⅕ trường hợp sử dụng thuốc gặp phải tình trạng này.
Sử dụng SSRIs có thể gia tăng cảm giác buồn ngủ vào ban ngày
Cảm giác buồn ngủ vào ban ngày ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất lao động, học tập, gây ra nguy hiểm khi sử dụng phương tiện giao thông và điều khiển máy móc. Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, cần hạn chế làm việc trên cao và tránh những công việc nguy hiểm.
Tăng cân là một trong những tác hại thường gặp của thuốc chống trầm cảm. Tác dụng phụ này có thể gặp ở hầu hết các nhóm thuốc như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), thuốc điều hòa serotonin (thường gặp khi dùng Mirtazapine), thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI).
Hầu hết các loại thuốc chống trầm cảm đều gây tăng cân
Thuốc chống trầm cảm làm thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, cụ thể là tăng nồng độ serotonin. Serotonin chi phối hành vi ăn uống nên khi gia tăng sẽ gây ra cảm giác thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt và món ăn chứa nhiều tinh bột. Vì lý do này, đa phần người sử dụng thuốc chống trầm cảm đều có biểu hiện tăng cân.
Tăng cân không phải là tác dụng phụ quá nghiêm trọng. Ngược lại, điều này còn hỗ trợ nâng đỡ thể trạng vì đa phần bệnh nhân đều bị sụt cân, suy nhược. Tuy nhiên, vẫn cần có biện pháp kiểm soát cân nặng hiệu quả, tránh để thừa cân - béo phì.
Bồn chồn, khó chịu xảy ra ở khoảng 1/10 bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm. Tác dụng phụ này thường có mức độ nhẹ, ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng bồn chồn xảy ra với cường độ cao, tạo cảm giác bứt rứt, ngột ngạt, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để được thay thế loại thuốc khác.
Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, buồn nôn…) là tác hại thường gặp của thuốc chống trầm cảm. Tác dụng phụ này gặp chủ yếu ở người sử dụng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI).
Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra trong thời gian đầu dùng thuốc. Sau một vài tuần, tình trạng sẽ tự thuyên giảm. Nếu cần thiết, có thể thực hiện các biện pháp cải thiện không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục để giảm táo bón…
Khoảng 62% trường hợp sử dụng thuốc chống trầm cảm cảm thấy trở ngại trong sinh hoạt tình dục. Một số nghiên cứu khác cho thấy, ít nhất 25% bệnh nhân trầm cảm có các rối loạn chức năng tình dục trong thời gian sử dụng thuốc. Mức độ có sự khác biệt tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng và cơ địa của từng người.
Thuốc chống trầm cảm gây giảm ham muốn, rối loạn cương dương, khó đạt cực khoái…
Rối loạn chức năng tình dục thường gặp khi dùng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), đặc biệt là giảm ham muốn và khó đạt cực khoái. Nam giới sử dụng nhóm thuốc này thường có biểu hiện rối loạn cương dương (chiếm ⅓).
Nếu gặp phải nhiều phiền toái do rối loạn chức năng tình dục, SSRI sẽ được thay thế bằng các loại thuốc điều hòa serotonin (Trazodone, Mirtazapine). Hiệu quả của hai loại thuốc này tương tự nhưng có thể hạn chế cản trở lên đời sống tình dục. Ngoài ra, thuốc ức chế tái hấp thu Norepinephrine-Dopamine cũng có thể sử dụng thay thế SSRIs trong trường hợp này.
Trong thời gian đầu sử dụng thuốc chống trầm cảm, một số bệnh nhân có biểu hiện lo âu, chán chường, thậm chí kích động. Các triệu chứng có xu hướng xấu đi, đồng thời gia tăng hành vi tự sát - đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Như đã đề cập, thuốc chống trầm cảm chỉ phát huy hiệu quả sau 8 - 12 tuần sử dụng. Trong thời gian này, gia đình cần theo sát để phòng tránh nguy cơ tự sát. Những nghiên cứu và phân tích của FDA Hoa Kỳ cho thấy, sử dụng thuốc chống trầm cảm gia tăng ý nghĩ, hành vi tự tử ở những bệnh nhân dưới 24 tuổi.
Nguy cơ tự sát không có sự chênh lệch giữa các nhóm thuốc. Vì vậy, dù sử dụng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine, thuốc chống trầm cảm 3 vòng hay thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI), bệnh nhân cũng đều gia tăng ý nghĩ và hành vi tự sát trong thời gian đầu (đặc biệt là 1 - 2 tuần đầu).
Sử dụng thuốc chống trầm cảm từ 5 - 10 năm đã được chứng minh có thể gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành, tăng huyết áp và đột quỵ. Đa phần những trường hợp phải dùng lâu dài đều bị trầm cảm nặng, trầm cảm tái phát nhiều lần hoặc rối loạn lưỡng cực. Những trường hợp gần như phải dùng thuốc suốt đời để ngăn ngừa các cơn bùng phát và duy trì trạng thái tinh thần ổn định.
Sử dụng thuốc chống trầm cảm trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch
Nghiên cứu được thực hiện trên 221.121 người từ 40 - 69 tuổi cho thấy. Nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch gia tăng ở những người sử dụng thuốc chống trầm cảm kê đơn. Trong nghiên cứu này, các chuyên gia cũng đã loại trừ những yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, lười vận động, thừa cân. Điều này cho thấy, thuốc chống trầm cảm thực sự có góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.
Cụ thể, thuốc điều hòa serotonin (Mirtazapine, Trazodone), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (Duloxetine, Venlafaxine) có thể tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành lên 2 lần nếu sử dụng liên tục trong 10 năm.
Mặc dù các nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi lớn, toàn diện nhưng giữa nguy cơ và lợi ích mang lại, các bác sĩ vẫn lựa chọn dùng thuốc chống trầm cảm để kiểm soát bệnh. Thực tế, nếu không dùng thuốc, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng, buồn bã kéo dài. Ở trạng thái này, hormone cortisol gia tăng cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch và nhiều cơ quan khác.
Ngoài những tác dụng phụ kể trên, sử dụng thuốc chống trầm cảm còn gây ra những tác hại khác như:
Tê liệt cảm xúc
Khô miệng, đổ nhiều mồ hôi
Nhức đầu
Tăng huyết áp và tăng thân nhiệt cấp
Phù phổi
Ngoài ra, ngừng thuốc chống trầm cảm đột ngột có thể gây lo âu, buồn nôn, kích thích. Vì vậy, bác sĩ thường yêu cầu giảm liều trước khi ngưng thuốc hoàn toàn.
Thực tế, bất cứ loại thuốc nào cũng tiềm ẩn tác dụng ngoại ý. Dù gây ra khá nhiều tác hại nhưng thuốc chống trầm cảm mang lại nhiều lợi ích trong kiểm soát bệnh trầm cảm, các rối loạn khí sắc, rối loạn lo âu…
Để hạn chế tác hại của thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp sau:
Thuốc chống trầm cảm thường được dùng với liều thấp, sau đó tăng liều từ từ cho đến khi đạt hiệu quả. Đồng thời, trước khi ngừng thuốc, bác sĩ cũng yêu cầu giảm liều để tránh các phản ứng như kích động, lo âu, buồn nôn.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp hạn chế tối đa tác dụng ngoại ý
Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể tương tác với nhiều loại thức ăn và các loại thuốc khác. Bác sĩ sẽ tư vấn kỹ vấn đề này cho bệnh nhân và người nhà. Khi sử dụng, cần tránh một số loại thuốc, thức ăn để phòng ngừa tương tác thuốc.
Nhìn chung, nếu tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tác hại của thuốc chống trầm cảm sẽ được hạn chế tối đa. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh, độ tuổi và khả năng dung nạp để chỉ định loại thuốc và cân nhắc liều lượng phù hợp. Vì vậy, loại thuốc được sử dụng sẽ ít có khả năng gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc chống trầm cảm là điều không thể tránh khỏi. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên thông báo sớm với bác sĩ. Với các tác dụng phụ có mức độ nhẹ như buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa, tăng cân… bác sĩ sẽ hướng dẫn các biện pháp cải thiện không dùng thuốc.
Thông báo với bác sĩ các tác dụng phụ gặp phải trong thời gian dùng thuốc
Ngược lại, nếu có các tác dụng ngoại ý nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được điều trị, giảm liều hoặc đổi thuốc trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt, cần phải chú ý nguy cơ tự tử trong thời gian đầu để tránh những tình huống đáng tiếc.
Tâm lý trị liệu là hình thức can thiệp đặc biệt, dựa vào giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Các chuyên gia sẽ từng bước tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ gây ra trầm cảm thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ trực tiếp trên từng trường hợp, đánh giá suy nghĩ, cảm xúc để đưa ra lộ trình trị liệu phù hợp.
Tâm lý trị liệu được đánh giá cao về độ an toàn và không gây ra tác dụng phụ như liệu pháp hóa dược
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp trị liệu tâm lý được áp dụng trong việc khắc phục trầm cảm. Điểm chung của các phương pháp là độ an toàn cao, không can thiệp vào cơ thể. Kết hợp sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý sẽ giúp kiểm soát nhanh triệu chứng, hạn chế tái phát. Quan trọng hơn, liệu pháp này sẽ giúp giảm thời gian dùng thuốc nên những tác hại của thuốc chống trầm cảm được hạn chế tối đa.
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị hàng đầu về trị liệu trầm cảm. Đặc biệt, khi trị liệu trầm cảm tạ đây hoàn toàn không sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể, không tác dụng phụ và biến chứng về sau. Phương pháp tâm lý trị liệu được trung tâm ứng dụng an toàn tuyệt đối, phù hợp với cả những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai, cho con bú, người có bệnh lý nền.
Trung tâm NHC Việt Nam quy tụ đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản từ các hiệp hội như Ủy ban NLP Hoa Kỳ, Time Line Therapy, Hypnotherapy Hoa Kỳ. Được tiếp cận với các phương pháp tiên tiến, đội ngũ chuyên gia chắt lọc tinh hoa, nghiên cứu, phát triển phương pháp tâm lý trị liệu độc quyền.
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị có thế mạnh về trị liệu trầm cảm không dùng thuốc
Phương pháp này đã được chứng minh hiệu quả về mặt lâm sàng và được giới khoa học đánh giá cao. Tùy thuộc vào tình trạng của từng khách hàng, các chuyên gia sẽ xây dựng lộ trình trị liệu phù hợp diễn ra trong 21 ngày, bao gồm 7 ngày trị liệu trực tiếp và 14 ngày trị liệu từ xa.
Dù trầm cảm nhẹ hay trầm cảm lâu năm, trung tâm cam kết phục hồi sức khỏe tinh thần hoàn toàn chỉ sau một liệu trình. Trạng thái u uất, chán chường, buồn bã sẽ được thay thế bằng tinh thần lạc quan, biết cách tận hưởng cuộc sống từ những điều nhỏ nhất. Hình thành tư duy tích cực để có lý tưởng, động lực trong cuộc sống, biết cách hòa nhập và kết nối với những người xung quanh.
Trị liệu tâm lý là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong trị liệu các bệnh tâm lý, tâm thần
Nếu đang tìm liệu pháp hồi phục sức khỏe tinh thần một cách tự nhiên, không cần dùng thuốc, Trung tâm NHC Việt Nam là nơi bạn đọc có thể tin tưởng lựa chọn. Trung tâm hiện có 2 cơ sở ở Hà Nội và 2 cơ sở ở TPHCM thuận tiện cho khách hàng trong vấn đề đi lại.
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
Cơ sở 1: Số 11 Ngõ 83 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội (Xem bản đồ )
Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ )
Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (Xem bản đồ )
Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (Xem bản đồ )
Hotline: 096 589 8008
Website: tamlytrilieunhc.com
Fanpage: FB.com/tamlytrilieuNHC/
Bên cạnh những lợi ích mang lại, thuốc chống trầm cảm cũng gây ra không ít tác hại. Lời khuyên là nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và kết hợp song song với liệu pháp tâm lý để đạt kết quả tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Tìm hiểu đơn vị số 1 về trị liệu trầm cảm tại Việt Nam – Tâm lý trị liệu NHC
Người Việt tại Mỹ chia sẻ hành trình trị liệu trầm cảm online thành công
Trầm cảm tuổi vị thành niên: Gia đình có vai trò như thế nào?