Những điều Giáo viên cần làm khi gặp trẻ tự kỷ

Có vô vàn những điều giáo viên cần làm và lưu ý khi gặp trẻ tự kỷ. Cũng bởi mỗi đứa trẻ sẽ có những biểu hiện, đặc trưng riêng biệt nên giáo viên cũng phải linh hoạt trong việc giảng dạy, can thiệp và đồng hành cùng trẻ. 

Giáo viên dạy trẻ tự kỷ cần có nhiều sự kiên nhẫn và tình yêu thương

 

Giáo viên cần làm gì khi giáo dục trẻ tự kỷ?

Giáo viên thường được ví như một người lái đò, chèo chống những con thuyền để đưa bao lớp người sang sông. Họ được xem như những người sinh thành thứ hai, dạy ta cách làm người, cách đối mặt với những giông bão, mưa sa của cuộc đời. 

Đặc biệt hơn, hiện nay lại có một nghề dạy học mà giáo viên không cần đứng trên bục giảng, không cần sử dụng bảng đen phấn trắng và dường như không có những ngày nghỉ hè. Cái nghề đòi hỏi sự kiên nhẫn, tình yêu thương và kỹ năng, kinh nghiệm sư phạm vững chắc đó chính là nghề giáo viên đặc biệt dạy cho trẻ tự kỷ. 

Dạy một đứa trẻ bình thường đã là một quá trình đầy khó khăn và thử thách thì việc dạy cho một đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ lại có gấp nghìn như thế. Vai trò của giáo viên trong quá trình dạy dỗ cho trẻ tự kỷ rất quan trọng. 

Trẻ tự kỷ cũng có quyền được học tập, được đến trường và nhận được sự yêu thương từ mọi người. Giáo viên đóng vai trò quan trọng giúp trẻ có thể vượt qua mọi rào cản, sự kỳ thị để có thể phát triển, hòa nhập hơn trong tương lai. 

Tuy nhiên, để giáo dục hiệu quả cho trẻ tự kỷ, các giáo viên cũng cần trang bị đầy đủ những điều sau đây:

1. Hiểu và nắm rõ các thông tin về tự kỷ

Tự kỷ thường khởi phát từ rất sớm và kéo dài vĩnh viễn cho đến suốt đời. Các biện pháp can thiệp, giáo dục hiện nay không thể điều trị triệt để căn bệnh này nhưng có thể góp phần kiểm soát và cải thiện tốt các khiếm khuyết của trẻ nhỏ, giúp trẻ học hỏi được nhiều kỹ năng để trở nên độc lập, tự chủ hơn trong cuộc sống.

Vậy giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ ? Điều đầu tiên để có thể trở thành một cô giáo dạy trẻ tự kỷ đó chính là hiểu và nắm rõ các thông tin về chứng rối loạn này. Tự kỷ hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển lan tỏa có liên quan đến thần kinh, não bộ với đa dạng các triệu chứng, biểu hiện khác nhau. 

Mỗi đứa trẻ mắc chứng tự kỷ sẽ có các biểu hiện riêng biệt. Có những trẻ thu mình, nhút nhát, ngại tiếp xúc nhưng cũng có trẻ hay kích động, phản kháng và chống đối dữ dội. Tùy vào đặc điểm của mỗi trẻ mà các giáo viên phải cân nhắc đến việc lựa chọn các phương pháp giáo dục, giảng dạy phù hợp. 

Giáo viên khi gặp trẻ tự kỷ cần tìm hiểu và nắm rõ thông tin về chứng rối loạn này. 

 

Đối với các giáo viên đặc biệt sẽ được trang bị kiến thức về tự kỷ trong quá trình học tập và huấn luyện. Còn đối với giáo viên giảng dạy thông thường khi gặp trẻ tự kỷ cần mất nhiều thời gian hơn để có thể tìm hiểu thông tin và nghiên cứu về căn bệnh này qua sách vỡ, mạng xã hội,....

Cách tốt nhất để hiểu rõ về trẻ tự kỷ đó chính trò chuyện và trao đổi trực tiếp cùng với phụ huynh của trẻ. Các ông bố bà mẹ là người thường xuyên chăm sóc và đồng hành cùng trẻ nên họ chính là những người hiểu và biết rõ về các biểu hiện, đặc trưng và sở thích của trẻ. 

Giáo dục cho trẻ tự kỷ là một quá trình dài đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn nên các giáo viên cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể hỗ trợ trẻ tốt hơn. Việc không thể hiểu và nắm rõ thông tin về tự kỷ hay các đặc điểm của trẻ nhỏ sẽ khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình giảng dạy. 

 

2. Trao đổi kỹ lưỡng với học sinh và các bậc phụ huynh khác

Những năm trở lại đây, các thông tin về chứng tự kỷ cũng đã được tuyên truyền rộng rãi trong khắp cả nước để giúp các bậc phụ huynh có thể phòng chống, phát hiện và can thiệp kịp thời cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải bất kỳ các ông bố bà mẹ nào cũng có thể hiểu rõ về căn bệnh này, thậm chí có nhiều người xem đó là bệnh lây nhiễm, căn bệnh cần được cách ly với xã hội. 

 

Trong thực tế đã có không ít các trường hợp khi biết tin lớp học của con có trẻ tự kỷ, các ông bố bà mẹ đã kịch liệt phản đối, ép buộc nhà trường cho thôi học hoặc chuyển lớp cho con. Đồng thời, nhiều em học sinh khi chưa hiểu rõ vấn đề nên liên tục có những hành vi, lời nói xúc phạm đến trẻ tự kỷ, thường xuyên bắt nạt, đe dọa, khiêu khích đến trẻ. 

Giáo viên khi nhận dạy trẻ tự kỷ cần trao đổi và giải thích cặn kẽ với các bậc phụ huynh khác

Chính vì thế, khi giáo viên tiếp nhận một đứa trẻ tự kỷ vào lớp học thì việc cần làm đó chính là trao đổi kỹ lưỡng với các em học sinh và các bậc phụ huynh khác trong lớp. Cần giải thích cụ thể và rõ ràng cho họ hiểu về chứng bệnh này để họ có được cái nhìn tích cực hơn, đồng thời gia tăng sự hỗ trợ cho trẻ tự kỷ. 

 

Khi trao đổi và gặp gỡ các bậc phụ huynh hoặc các em học sinh, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều và nhiều sự phản đối. Do đó, giáo viên cần phải bình tĩnh, nghiêm túc để thuyết phục, lý giải cặn kẽ rằng tự kỷ không phải là bệnh lây nhiễm và trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể học tập, đến trường như bao đứa trẻ khác. 

 

Khi nhận được sự ủng hộ và thấu hiểu từ phụ huynh và học sinh, giáo viên sẽ có thêm nhiều sự giúp đỡ và trợ giúp hơn, nhờ đó có thể giảm bớt một phần khó khăn. Trẻ tự kỷ cũng thoải mái hơn để phát triển trong môi trường học tập, nhận được nhiều sự hỗ trợ và san sẻ từ bạn bè giúp trẻ gia tăng kết nối. 

3. Giáo viên cần có tình yêu thương và kỹ năng sư phạm tốt

Như đã chia sẻ, mỗi đứa trẻ bị tự kỷ sẽ có các biểu hiện và đặc điểm khác nhau, đôi khi không giống với những điều khuôn mẫu. Đồng thời, tâm lý và hành động của trẻ tự kỷ cũng bất thường, khó kiểm soát và dự đoán trước nên dễ khiến cho giáo viên giảng dạy đôi lúc cảm thấy mệt mỏi và chán nản. 

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì tự kỷ có thể tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau. Có những trẻ lười vận động, có xu hướng xu mình, nhạy cảm, hay khóc lóc nhưng cũng có trẻ nghịch ngợm, phá phách, chạy nhảy suốt cả ngày. Tuy nhiên, nhìn chung, những trẻ tự kỷ đều bị thiếu hụt về các kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi. 

Tình yêu thương và sự kiên nhẫn sẽ kéo gần khoảng cách giữa giáo viên và trẻ tự kỷ

 

Chính vì thế, yếu tố quan trọng và cần thiết mà giáo viên cần có khi gặp trẻ tự kỷ đó chính là tình yêu thương và kinh nghiệm sư phạm vững chắc. Để có thể gần gũi, xóa bỏ hàng rào chắn với trẻ tự kỷ, giáo viên cần phải có nhiều sự yêu thương, luôn ân cần, nhẹ nhàng với trẻ. 

Sau khi trẻ có thể hòa nhập tốt hơn thì việc can thiệp giáo dục đối với trẻ cũng sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ cần có nhiều thời gian để học tập và tiếp thu các kiến thức mới nên giáo viên cũng phải kiên trì, nhẫn nại hơn so với bình thường. 

4. Kết nối và phối hợp tốt với gia đình, cha mẹ của trẻ tự kỷ

Trong thực tế, có rất nhiều các ông bố bà mẹ trở nên thờ ơ hoặc thậm chí không muốn chấp nhận đứa con tự kỷ của mình. Nhiều gia đình sau khi đưa con đến trường lại hiển nhiên phó thác việc giáo dục, dạy dỗ và chăm sóc trẻ cho giáo viên, thậm chí đổ hết mọi trách nhiệm cho nhà trường. 

Tình trạng này gây nên nhiều cản trở và gia tăng thêm những sự khó khăn đối với giáo viên giảng dạy trẻ. Cũng bởi, để có thể hỗ trợ và can thiệp hiệu quả cho trẻ tự kỷ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. 

Giáo viên và cha mẹ trẻ tự kỷ cần trao đổi để cùng nhau hỗ trợ, can thiệp hiệu quả cho trẻ. 

 

Chính vì thế, giáo viên cần phải trao đổi kỹ lưỡng với phụ huynh học sinh, giúp cho họ hiểu và có trách nhiệm hơn đối với việc chăm sóc và đồng hành cùng trẻ nhỏ. Giáo viên rất cần các thông tin về biểu hiện, sở thích, các thói quen hàng ngày của trẻ nhỏ để có biện pháp giúp đỡ trẻ hiệu quả tại trường học. 

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần nắm rõ một số phương pháp giáo dục trẻ tại nhà để có thể hỗ trợ trẻ hiệu quả ở mọi môi trường khác nhau, tránh việc làm gián đoạn quá trình cải thiện của trẻ tự kỷ. Hơn thế, cả đôi bên cũng sẽ nắm rõ được sự phát triển và kịp thời phát hiện được những dấu hiệu bất thường ở trẻ để dễ dàng can thiệp, hỗ trợ. 

5. Điều chỉnh không gian lớp học

Phần lớn những đứa trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ đều khá nhạy cảm, đặc biệt là đối với ánh sáng, âm thanh, mùi vị,...Khi phải đối diện với các yếu tố này, trẻ thường trở nên kích động, căng thẳng hoặc có trường hợp mất kiểm soát, la hét, xuất hiện các hành vi tiêu cực, gây hại cho bản thân và cả những người xung quanh. 

Vì thế, để có thể giáo dục tốt cho trẻ tự kỷ, giáo viên cũng nên chú ý nhiều hơn đến không gian lớp học. Tốt nhất hay sắp xếp cho trẻ ngồi ở vị trí ít có ánh sáng tự nhiên chiếu thẳng vào nhưng vẫn đảm bảo được độ sáng để trẻ học tập tốt. Đồng thời, cần hạn chế các tiếng ồn, tiếng động quá lớn dễ khiến trẻ bị kích động. 

Không gian học tập của trẻ tự kỷ cũng cần được chú trọng và đảm bảo tốt. 

Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi các thói quen. Do đó, giáo viên nên lựa chọn chỗ ngồi thuận lợi cho trẻ ngay từ đầu, tránh việc thay đổi liên tục khiến trẻ không thể thích nghi tốt. 

Lời khuyên tốt nhất là hãy để trẻ ngồi bàn đầu để giáo viên có thể thuận tiện quan sát và hỗ trợ trẻ nhiều hơn. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn chỗ dễ di chuyển và tránh nơi có ánh sáng, màu sắc quá sặc sỡ. Nếu có nhiều điều kiện, nhà trường cũng nên lựa chọn màu sơn tường nhã nhặn, trang bị phòng học cách âm để đảm bảo tốt cho trẻ. 

6. Linh hoạt trong cách giảng dạy, can thiệp cho trẻ tự kỷ

Linh hoạt trong cách giảng dạy là một trong những điều mà giáo viên nên làm khi gặp trẻ tự kỷ. Các biểu hiện của tự kỷ đa dạng ở nhiều đối tượng khác nhau. Các chuyên gia cho biết rằng, không có trường hợp 2 trẻ tự kỷ hoàn toàn có những biểu hiện giống nhau. 

Mặc dù học tập và sinh hoạt cùng các bạn khác nhưng trẻ tự kỷ cũng cần được giáo dục theo một giáo án đặc biệt hơn. Tùy thuộc vào mức độ biểu hiện, khả năng tiếp thu và các yếu tố khác mà giáo viên nên cân nhắc để đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp cho trẻ. 

Trong thực tế có nhiều trẻ tự kỷ nhưng lại có khả năng học tập tốt, có chỉ số thông minh cao hoặc có những tài năng vượt trội như tính toán, thơ ca, vật lý, hóa học,....Các giáo viên cần có đánh giá chính xác về năng lực của mỗi trẻ để có thể điều chỉnh giáo án phù hợp và hiệu quả cho trẻ. 

Đa phần những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ thường chậm phát triển trí tuệ, trẻ chậm nói, tăng động, thiếu hụt các kỹ năng sống cơ bản, đặc biệt là giao tiếp, tương tác xã hội. Các giáo viên nên chú trọng vào những khuyết điểm, mặt hạn chế của trẻ để giúp trẻ dần cải thiện hiệu quả hơn. Đồng thời, tạo nhiều điều kiện để trẻ có thể phát huy tốt tiềm năng vốn có của bản thân. 

 

Hiện nay, có rất nhiều các trường học, trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ. Các bậc phụ huynh có thể tìm kiếm và tham khảo để trẻ có thể được giáo dục, dạy dỗ trong môi trường phù hợp, từ đó dễ dàng nâng cao các kỹ năng cơ bản để hòa nhập tốt hơn với cuộc sống. 

Chuyên gia, giáo viên đặc biệt tại NHC Academy có chuyên môn cao và luôn tận tâm, nhiệt tình.  

 

Trung tâm giáo dục chuyên biệt NHC Việt Nam (NHC Academy) là một trong các đơn vị uy tín hàng đầu về việc hỗ trợ can thiệp, giúp đỡ trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Nơi đây sở hữu đội ngũ chuyên gia, giáo viên dày dặn kinh nghiệm, luôn tận tâm, hết mình với việc dạy dỗ, đồng hành cùng trẻ đặc biệt. 

Đồng thời, trung tâm còn chú trọng nhiều vào việc đầu tư về cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu can thiệp, giáo dục trẻ tự kỷ. Trẻ nhỏ vừa được chỉ dạy và nâng cao về các kỹ năng đang bị thiếu hụt vừa được tạo điều kiện để khơi dậy các tiềm năng, giúp trẻ phát triển tốt và đạt được những thành công nhất định trong tương lai. 

Nếu đang có nhu cầu chọn lựa trung tâm can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ, các bậc phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp với trung tâm để được biết thêm chi tiết: 

 

TRUNG TÂM GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT NHC VIỆT NAM

Trên đây là một số thông tin về những điều mà giáo viên cần làm khi gặp trẻ tự kỷ. Giáo dục và giảng dạy cho trẻ tự kỷ là một quá trình dài đầy khó khăn, trắc trở. Do đó, giáo viên cần phải có sự kiên trì, tình yêu thương và các kỹ năng, kiến thức cơ bản để có thể đồng hành cùng trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

 

Có thể bạn quan tâm: 



 

03/TB-LĐLĐ

THÔNG BÁO TRIỆU TẬP ĐẠI BIỂU DỰ ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN HUYỆN NHIỆM KỲ 2023 - 2028

lượt xem: 435 | lượt tải:211

01/KH - LĐLĐ

Kế hoạch phát động thi đua chào mừng đại hội công đoàn các cấp và đại hội Công đoàn tỉnh bình phước lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tiến tới Đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ XIII

lượt xem: 422 | lượt tải:118

21/KH-LĐLĐ

KH tổ chức các hoạt động chăm lo cho ĐV-NLĐ nhân dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023

lượt xem: 428 | lượt tải:160

34/LĐLĐ

Nộp và chấm điểm xếp loại cuối năm 2022

lượt xem: 508 | lượt tải:496

42/LĐLĐ

Triển khai một số nội dung tuyên truyền trong CNVCLĐ

lượt xem: 804 | lượt tải:476
Liên kết
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Thống kê
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay255
  • Tháng hiện tại3,422
  • Tổng lượt truy cập716,680
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây